Sàn Bắc Giang, Sàn giao dịch công nghệ, sàn trực tuyến, chuyển giao công nghệ, mua bán công nghệ

Sàn Bắc Giang, Sàn giao dịch công nghệ, sàn trực tuyến, chuyển giao công nghệ, mua bán công nghệ

Chào mừng đến với sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Bắc Giang!

SpaceX và cuôc đua vũ trụ

SpaceX và cuôc đua vũ trụ

SpaceX (Space Exploration Technologies Corp.) là công ty hàng không vũ trụ tư nhân do Elon Musk thành lập vào năm 2002 với mục tiêu đưa con người và hàng hóa vào vũ trụ. 23 năm từ khi thành lập, SpaceX đã có những bước tiến vượt bậc trong ngành công nghiệp không gian, trở thành một trong những công ty tiên phong trong việc phát triển công nghệ vũ trụ. SpaceX đang có các dự án quan trọng bao gồm: Sản xuất tên lửa Falcon, Tàu vũ trụ Dragon, Dự án Starship, Chương trình internet vệ tinh Starlink.

Falcon là dự án sản xuất tên lửa, bắt đầu với tên lửa Falcon 1 năm 2006. Đây là tên lửa 2 tầng trong đó tầng thứ nhất được thiết kế để có thể tái sử dụng nhưng ý tưởng này đã không được thử nghiệm. Falcon1 phóng 5 lần trong đó chỉ thành công 2 lần vào các lần phóng năm 2008 và 2009. Sau tín hiệu khả quan từ Falcon 1, SpaceX tiếp tục phát triển Falcon 9 với nguồn vốn từ các quỹ phát triển và hợp đồng bay thử nghiệm của NASA. Vẫn là loại tên lửa 2 tầng nhưng lần này, việc tái sử dụng 1 tầng tên lửa đã được thực hiện. Falcon 9 có 5 phiên bản trong đó Falcon 9FT (1.2, Block4, Block 5) có thể hạ cánh và tái sử dụng tầng 1 của tên lửa. Hiện nay chỉ còn dòng Block 5 được sử dụng, mục tiêu của SpaceX là tái dụng nhiều lần tầng thứ nhất và giảm thời gian kiểm tra giữa các lần phóng. Dự định chậm nhất năm 2029, SpaceX sẽ trình diễn khả năng tái sử dụng nhanh chóng, có thể rút ngắn trong vòng 24h. Block 5 được thiết kế đủ an toàn để chuyển chở phi hành gia, mở đường cho khả năng vận chuyển hành khách vào không gian. Lần phóng thành công Block 5 đầu tiên là ngày 11 tháng 5 năm 2018, đến tháng 7, phiên bản này đã vận chuyển vệ tinh Telstar 19 Vantage lên GTO và hạ cánh thành công tầng 1. Với những lần phóng thành công, Falcon 9 dành được hợp đồng với NASA trong Chương trình Commercial Orbital Transportation Program - COTS) để vận chuyển hàng hóa đến Trạm Không gian quốc tế (ISS). Falcon Heavy là tên lửa siêu nặng được biến thể từ Falcon 9, đây là tên lửa đẩy có tải trọng lớn nhất đang được sử dụng. Lúc đầu, Falcon Heavy cũng nằm trong kế hoạch đưa con người vào không gian nhưng dự định đó đã thay đổi vì cho đến nay, SpaceX chưa hề đăng ký giấy phép chuyển chở phi hành gia.

Tàu Vũ Trụ Dragon

SpaceX Dragon là dự án tàu vũ trụ với mục tiêu chính là vận chuyển hàng hóa và phi hành gia đến và đi từ Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Dragon có 2 phiên bản, Dragon , Phiên bản đầu tiên, được phát triển để vận chuyển hàng hóa đến ISS trong khuôn khổ chương trình Commercial Resupply Services của NASA. Dragon 1 được phóng bằng tên lửa Falcon9, đã thực hiện thành công các chuyến bay chuyển chở phi hành gia và hàng hóa từ năm 2012 đến 2020. Dragon 2 (Crew Dragon), Phiên bản nâng cấp, có khả năng chở tối đa 7 phi hành gia. Dragon 2 sử dụng công nghệ tự động hóa, cho phép tàu tự động kết nối với ISS mà không cần sự can thiệp của phi hành gia. Tháng 3/2019, chuyến bay thử nghiệm đã hạ cánh an toàn xuống trạm ISS cho thấy khả năng của SpaceX trong tham vọng du lịch vũ trụ và đưa con người đến Sao Hỏa trong tương lai.

(Dragon Version 2 được công bố ngày 30/5/2014)

Starship là dự án tên lửa và tàu vũ trụ mới nhất, được thiết kế cho các chuyến bay đến Sao Hỏa và các hành tinh khác trong hệ mặt trời. Đây là một dự án quan trọng trong kế hoạch dài hạn của Elon Musk, không chỉ đưa con người vào không gian mà còn có thể sống trên một hành tinh khác.

Chương Trình Starlink

Starlink là dự án cung cấp dịch vụ internet băng thông rộng toàn cầu thông qua một mạng lưới vệ tinh quanh Trái đất. Starlink được phát triển từ năm 2015, cho đến nay, Starlink cho thấy nhiều ưu điểm khi có thể cung cấp dịch vụ internet đến bất kỳ đâu trên thế giới ngay cả các khu vực xa xôi, hay bị ảnh hưởng bởi chiến sự. Tháng 4/2025, SpaceX đã có giấy phép triển khai thí nghiệm internet vệ tinh có kiểm soát tại Việt Nam, theo đánh giá, chất lượng mạng không thể thay thế mạng truyền thống song, internet vệ tinh được coi như một phương án dự phòng khi nó thể tiếp cận các khu vực khó xa xôi, hẻo lánh hay thay thế trong các trường hợp  khẩn cấp.

Cuộc Cạnh Tranh Vũ Trụ: Tư Nhân và Chính Phủ

Cuộc đua vũ trụ bắt đầu từ những năm 1960 nhưng tất cả vẫn là cuộc chơi độc quyền của chính phủ các quốc gia do không có đơn vị tư nhân nào đủ công nghệ và tài chính để duy trì các dự án vừa tốn kém, vừa lâu dài như chinh phục không gian. Nhưng những năm gần đây, sự xuất hiện của các công ty tư nhân như SpaceX, Blue Origin và Virgin Galactic đã tạo ra một cuộc cạnh tranh mới trong ngành công nghiệp không gian.

Các công ty tư nhân với lợi thế đổi mới công nghệ linh hoạt, điều chỉnh nhanh chóng không bị ràng buộc bởi các quy trình hành chính phức tạp đã giúp giảm nhiều chi phí thực hiện dự án. Bên cạnh đó, việc hợp tác với các với các cơ quan chính phủ, như NASA không chỉ đem lại nguồn tài trợ mà kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm của họ hỗ trợ rất thiết thực khi thực thi các sứ mệnh không gian, tạo ra một mô hình hợp tác hiệu quả.

Chính phủ luôn nắm vai trò quan trọng trong vấn đề vũ trụ. Hầu hết các quốc gia, chỉ có chính phủ mới đủ ngân sách khổng lồ để duy trì đầu tư hàng năm cho các dự án nghiên cứu vũ trụ. Tại Mỹ, Chính phủ, đặc biệt là NASA, đã cung cấp các khoản tài trợ và hợp đồng cho các công ty tư nhân để phát triển công nghệ không gian. Chương trình Commercial Crew Program của NASA đã giúp SpaceX phát triển tàu Dragon 2. Bên cạnh đó, chính phủ thiết lập các quy định và chính sách cho ngành công nghiệp không gian, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cả công ty tư nhân và các chương trình không gian công cộng.

Trong những năm gần đây, cuộc cạnh tranh giữa các công ty tư nhân và chính phủ đã gia tăng. SpaceX đang dẫn đầu các công ty tư nhân trong lĩnh vực không gian, thường xuyên thực hiện các sứ mệnh phóng tên lửa và vận chuyển hàng hóa lên ISS. Nhiều quốc gia đã nhận ra sức mạnh của không gian, đặc biệt trong vấn đề an ninh và phòng vệ quốc gia. Tại cuộc chiến Nga và Ukraine, hệ thống liên lạc vệ tinh do SpaceX cung cấp chính là vũ khí quan trọng để Ukraine duy trì kết nối suốt cuộc chiến trong khi hạ tầng mạng mặt đất bị phá hủy nghiêm trọng.

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu khám phá không gian gia tăng, các công ty tư nhân có thể sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thực hiện các sứ mệnh không gian tương lai. So với tiềm lực của chính phủ, họ cần nhiều thời gian và nguồn lực để theo kịp nhưng trong những ngách nhỏ, các công ty tư nhân đang có bước tiến  lớn. Trong lĩnh vực du lịch và vận tải vũ trụ, SpaceX đã có doanh thu để duy trì và phát triển các dự án tiếp theo. Ngành công nghiệp vũ trụ thương mại đang có sự tăng trưởng do nhiều công ty thấy được tiềm năng cũng như khả năng đem lại lợi nhuận cao. Virgin Galatic đã có chuyến bay chở khách tư nhân đầu tiên vào tháng 8/2023 với giá vé lên đến 450.000 đô lã Mỹ một người. 

 

(Chuyến bay thử nghiệm Starship 13/10/2024)

Hiện nay có rất nhiều công ty trong lĩnh vực hàng không vũ trụ nhưng rõ ràng SpaceX là một biểu tượng dẫn đầu . Với những tiến bộ công nghệ và mô hình hợp tác mới, tương lai của không gian hứa hẹn sẽ trở nên đáng quan tâm hơn bao giờ hết. Các công ty tư nhân như SpaceX đang mở ra những khả năng mới cho khám phá vũ trụ, góp phần hiện thực hóa giấc mơ sống trên hành tinh khác của con người trong tương lai.

(AD)

 

Tin tức liên quan

Admin