Xử lý nước thải dệt nhuộm
Giá
- Xuất xứ
- Bảo hành
- Hình thức thanh toán
- Điều khoản giao hàng
- Điều khoản đóng gói
Ảnh hưởng của nước thải dệt nhuộm tới môi trường
1. Ô nhiễm nước thải
Công nghiệp xử lý hóa học vật liệu dệt sử dụng rất nhiều nước và nhiều hóa chất, chất trơ (Texteli Auxiliaries) và thuốc nhuộm (Dyestuffs).
Mức độ gây ô nhiễm độc hại phụ thuộc vào chủng loại và số lượng sử dụng chúng và cả công nghệ áp dụng.
Có thể phân chia ra các chất thông thường sử dụng thành 3 nhóm chính:
Độc hại với vi sinh và cá.
Khó phân giải sinh học.
Ít độc hại và dễ phân hủy sinh học.
2. Các nhóm độc hại chịu ảnh hưởng từ nước thải dệt nhuộm
Nhóm thứ nhất: các chất độc hại với vi sinh và cá:
Xút, axit vô cơ như axit sulfuric (H2SO4).
Các chất cầm màu và dùng trong xử lý hoàn tất cuối cùng có chứa formandehit (HCHO) độc ở giai đoạn đầu sau đó bị phân giải.
Kim loại nặng (Cu, Cr, Zn,…).
Xút công nghiệp nếu sản xuất bằng điện cực thủy tinh.
Dung môi hữu cơ Clo hóa dùng để nhuộm polyester ở nhiệt độ 1000C.
Nhóm thứ hai: các chất khó phân giải sinh học:
Các chất giặt vòng thơm, mạch etylenoxit dài hoặc có cấu trúc mạch nhánh Ankyl.
Các polimer tổng hợp bao gồm các chất hồ hoàn tất, các chất hồ sợi dọc (sợi tổng hợp hay sợi pha) như PVA, Poliacrylat.
Phần lớn các chất nhũ hóa, các chất làm mềm, các chất tạo phức trong xử lý hóa học, tạp chất dầu khoáng, Silicon từ dầu kéo sợi được tách ra.
Nhóm thứ ba: các chất ít độc hại và có thể phân giải sinh học:
Xơ sợi và các tạp chất thiên nhiên có trong so sợi bị loại bỏ trong các công đoạn xử lý trước.
Các chất dùng hồ sợi dọc trên cơ sở tinh bột không biến tính.
Các chất giặt với ankyl mạch thẳng – các chất tẩy rửa mềm.
Axit acetic (CH3COOH), axit formic (HCOOH) để điều chỉnh pH.
Muối trung tính (NaCl, Na2SO4) ở nồng độ thấp.